Sơn Epoxy: Khái niệm, Thành phần, Phân loại & Công dụng


Sơn Epoxy được xem là vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng bởi những công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại. Nổi bật nhất là khả năng tăng độ bền và gia cố các bề mặt như nền nhà, tường trong các tầng hầm, nhà ở, chung cư,...Vậy sơn Epoxy là gì? Sơn sàn Epoxy có những thành phần chủ yếu nào? Lời giải đáp sẽ được dailysonepoxy bật mí trong bài viết dưới đây.

Sơn Epoxy là gì? Thành phần chủ yếu

Khái niệm sơn nền Epoxy

Khái niệm sơn nền Epoxy


Sơn Epoxy là một loại sơn công nghiệp thường dùng chủ yếu trong các công trình xây dựng. Chúng được tạo nên từ hai thành phần chính là nhựa Epoxy, chất đóng rắn polyamide và một số phụ gia khác.

Ngoài ra, sơn nền Epoxy còn chứa gốc nhựa composite không chứa este nên chúng có khả năng bám dính và chống nước rất tốt. Hơn nữa, với cấu tạo phân tử trung tâm gồm 2 vòng benzen vững chắc nên đặc tính của sơn là dai và kháng nhiệt.

Sản phẩm thường được sử dụng để phủ lên bề mặt các sản phẩm có chất liệu sắt, kính, nhựa, gỗ, bề mặt sàn bê tông nhằm đảm bảo sự bền vững kết cấu, từ đó nâng cao hiệu quả trước những tác động môi trường. Ngoài ra, người ta thường kết hợp sản phẩm này với những chất đóng rắn khác để nâng cao hiệu quả.

Thành phần sơn sàn Epoxy

Thành phần chủ yếu trong sơn


Có hai thành phần chủ yếu trong sản phẩm sơn sàn Epoxy đó là:

  • Thành phần A: chủ yếu là nhựa Epoxy, bột tạo màu, dung môi và một số chất phụ gia khác,…

  • Thành phần B: bao gồm chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử Epoxy với nhau.

Khi trộn 2 thành phần theo tỷ lệ nhất định sẽ tạo nên màng sơn dẻo dai, sáng bóng có đặc điểm chống gỉ sét, chống tĩnh điện, chịu axit,...

Có mấy loại sơn Epoxy?

Phân loại theo thành phần dung môi

Hiện nay, có 3 loại sơn phổ biến nhất đó là:

  • Sơn Epoxy gốc dầu

Đây là loại sơn hai thành phần được sử dụng nhiều cho nhà máy, nhà xưởng, trung tâm sản xuất…. Ưu điểm của sản phẩm này là độ bóng có tính thẩm mỹ cao, chống bụi, tạo bề mặt bằng phẳng. Nhược điểm của loại sơn này là chúng có mùi hôi nên trong quá trình thi công cần bảo hộ đầy đủ. Chúng được sử dụng trong các không gian như gara ô tô, hầm để xe, nhà xưởng,...

  • Sơn Epoxy dung môi gốc nước

Ưu điểm vượt trội của loại sơn gốc nước là chúng phù hợp với nhiều địa hình. Sản phẩm có khả năng chống axit ăn mòn với nồng độ nhẹ và có khả năng chống cháy, chống vi khuẩn.. Ngoài ra, loại sơn này cũng ít xảy ra sự cố hơn so với sơn gốc dầu nên chúng được ưu tiên sử dụng hơn.

  • Sơn Epoxy không dung môi

Tên gọi khác của sản phẩm này là sơn Epoxy tự phẳng hay tự san phẳng. Loại sơn này có khả năng tự cân bằng dòng và không cần sự hỗ trợ của dung môi bay hơi. Ưu điểm của chúng là có độ dày lớn, cao gấp 30 lần dung môi gốc dầu và gốc nước, tự tạo độ phẳng và chịu được độ ăn mòn cao.

Loại sơn này cần được sử dụng trong môi trường có yêu cầu về độ sạch như địa điểm bán đồ ăn, bệnh viện, đồ uống,...

Phân loại theo phương pháp thi công

Có 2 loại sơn Epoxy trong cách phân loại này, đó là:

  • Sơn Epoxy hệ lăn

Sơn Epoxy hệ lăn bao gồm: Chất đóng rắn và sơn epoxy. Trong quá trình thi công đòi hỏi phải sử dụng lăn ruler để thực hiện. Loại sơn hệ lăn thường mỏng hơn so với hệ tự san phẳng, khoảng 0,2 - 0,5mm. Ưu điểm của loại sơn này đó là không phát sinh bụi, có tính thẩm mỹ cao, dễ vệ sinh, khả năng chịu lực tốt, giá thành rẻ.

  • Sơn epoxy tự san phẳng

Tên gọi khác của loại sơn này đó là sơn tự cân bằng, đây là một sản phẩm trong hệ thống sơn công nghiệp chuyên dùng cho các nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp,...Sản phẩm này không hệ chứa chất bay hơi với khả năng kháng bụi, kháng khuẩn hiệu quả, độ bóng gần như tuyệt đối khi phủ lên lớp dày khoảng 1-3mm trên bề mặt bê tông.

Ưu và nhược điểm của sơn nền Epoxy

Sử dụng sơn Epoxy cho sàn nhà giúp nâng cao tuổi thọ và độ bền dài lâu

Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật của sơn sàn Epoxy như sau:

  • Mang lại tính thẩm mỹ cao và độ bền vững cho mặt sàn nhà xưởng, tòa nhà, hầm xe.

  • Khả năng kháng hóa chất mạnh.

  • Chống bụi và dễ dàng vệ sinh trong quá trình sản xuất, hoạt động.

  • Khả năng chịu lực và ma sát tốt, cho phép tần suất di chuyển và qua lại thường xuyên.

  • Bề mặt không thấm nước, không thấm dầu.

  • Khả năng chống trơn hiệu quả.

  • Không bị bong tróc, chịu được tác động của các hóa chất, dung môi, nước mặn trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm

  • Chi phí tốn kém.

  • Sàn bê tông phải đạt chuẩn.

  • Phải thi công theo đúng quy trình.

  • Sử dụng các máy móc hiện đại khi thi công.

  • Đòi hỏi đội ngũ thi công có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm để xử lý mọi tình huống xảy ra.

Công dụng của sơn Epoxy trong đời sống

Với nhiều tính năng nổi bật như khả năng chịu mài mòn, chịu lực, chống tĩnh điện và chống trơn trượt tốt, sơn nền Epoxy được ứng dụng rất nhiều trong đời sống:

  • Đối với nền nhà xưởng, hầm xe

Sơn nền Epoxy có tác dụng bảo vệ mặt sàn bê tông, chống mài mòn, chịu lực tốt từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài. Ngoài ra, khi sử dụng sơn này, mặt sàn sẽ không bám bẩn, dầu mỡ, kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, với chi phí phù hợp và không mất nhiều thời gian thi công, ngày nay, rất nhiều nơi sử dụng sơn này cho công trình xây dựng.

  • Đối với các sản phẩm làm từ thép không gỉ, nhôm

Sơn có tác dụng bảo vệ bề mặt, kết cấu và chống oxy hóa từ những tác động từ bên ngoài. Đặc biệt, chúng được xem như là “lá chắn hóa học” giúp các sản phẩm ở trong môi trường ăn mòn cao được bền bỉ, vững chắc. Vì vậy, sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, nhà máy thủy điện, nhiệt điện,....

Những hãng sơn được tin dùng trên thị trường

Hiện nay, có rất nhiều hãng sơn Epoxy trên thị trường, dưới đây là một số hãng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Sơn Epoxy KCC

Đây là một sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi công Ty TNHH KCC Việt Nam, thuộc tập đoàn hóa chất KCC Corporation, trụ sở chính tại Hàn Quốc. Đặc điểm của sản phẩm này đó là chúng có độ bóng và độ bền màu tốt, độ bám dính cao nên thường được sử dụng trong các nền bê tông, nhà kho, nhà xưởng, nhà ở, tầng hầm,...Ngoài ra, bạn có thể sử dụng loại sơn này đối với nền bể bơi, kim loại, thép ở nhiệt độ cao.

Sơn sàn Epoxy APT

Sơn APT được phân phối bởi nhà sản xuất hàng đầu Thái Lan được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008. Tại Việt Nam, dòng sơn này chiếm khoảng 30% thị trường trong nước. Đây là sơn hệ 2 thành phần với đặc tính chịu lực, chống bong tróc, chống trơn trượt và hàm lượng VOC thấp nên được dùng phổ biến tại các nhà máy, sàn nhà, nhà xưởng.

Sơn Epoxy Jotun

Là dòng sơn đem lại sự bền bỉ và bảo vệ kết cấu công trình hiệu quả nên được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Hiện sơn Jotun có các dòng sơn phổ biến như: Jotun Jotafloor Sealer, Jotun Jotafloor Damp Bond, Jotun Jotafloor Coating, Jotun Jotafloor Topcoat.

Sơn nền Epoxy Hải Âu

Sơn nền Hải Âu là sản phẩm thuộc Công ty TNHH MTV Sơn Hải Âu. Các sản phẩm sơn Hải Âu đều được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2008 do tổ chức ITS tại Mỹ công nhận. Đặc điểm của dòng sơn này đó là:

  • Khô nhanh.

  • Khả năng chịu mài mòn với thời tiết khắc nghiệt.

  • Khả năng chịu các hóa chất, dung môi rất tốt.

  • Độ bám dính hoàn hảo.

  • Có thể kết hợp với hầu hết các chất tạo màng.

Sơn sàn Epoxy Nanpao

Sơn Nanpao sở hữu các ưu điểm như: đa dạng màu sắc, độ kết dính tốt, màng sơn bóng đẹp, lớp sơn chắc chắn, khả năng chịu mài mòn tốt,....Ngoài ra, sơn có khả năng bám chặt trên các bề mặt bê tông, gạch, kính, thép, gỗ nhờ thành phần kết hợp giữa dung môi và phần đóng rắn. Sản phẩm này thường được dùng trong các nhà máy hóa chất, thực phẩm, hồ nước thải, hồ bơi,...

Bảng giá sơn sàn Epoxy - [GIÁ CỰC ƯU ĐÃI] - Năm 2021

Dưới đây là bảng giá sơn sàn Epoxy các loại cho khách hàng tham khảo:

Tên dịch vụ

Giá thành (VNĐ/m2)

Sơn epoxy hệ lăn

Sơn epoxy hệ lăn >1000m2 + sàn bê tông đạt chuẩn

65.000

Sơn epoxy hệ lăn sàn bê tông không đạt chuẩn

70.000 – 120.000

Sơn epoxy hệ tự san phẳng

Sơn epoxy tự san phẳng độ dày 1mm

195.000 – 220.000

Sơn epoxy tự san phẳng độ dày 2mm

365.000 – 400.000 

Sơn epoxy tự san phẳng độ dày 2mm (có silicat)

310.000 – 330.000

Sơn epoxy kháng hóa chất


Sơn epoxy kháng hóa chất hệ lăn

110.000 – 130.000

Hệ tự san phẳng dày 1mm

245.000 – 265.000 

Hệ tự san phẳng dày 2mm

455.000 – 475.000

Hệ tự san phẳng dày 2mm (có silicat)

375.000 – 400.000

Sơn epoxy chống tĩnh điện

Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ lăn

125.000 – 145.000 

Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ tự san phẳng

485.000 – 695.000


Bảng giá sơn Jotun

Bảng giá sơn KCC

Xem thêm: https://dailysonepoxy.com/

Việc thi công sơn Epoxy tại các công trình đòi hỏi cần có quy trình làm việc khoa học và đạt chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, bạn nên thuê các đơn vị thi công chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao nhất.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thi công sân chơi trẻ em giúp phát triển toàn diện thể chất

Sơn giả đá – Lựa chọn hoàn hảo tạo điểm nhấn cho mọi không gian

Sơn Nước: Nghệ Thuật và Sáng Tạo